CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN – Những điều cần biết về thủ tục và hồ sơ

15/Th5/25 Chứng chỉ 42

Chứng chỉ hành ngành nghề y sĩ y học cổ truyền là giấy phép được cấp cho những Y sĩ đã được đào tạo và hành nghề lâu năm. Là một cột mốc đặc biệt quan trọng mà bất kỳ Y sĩ hay người trong nghề đều hướng đến

Chứng chỉ được cấp một lần và có giá trị trên toàn quốc. Trên chứng chỉ gồm các nội dung:

  • Họ và tên, thông tin cơ bản, bằng cấp chuyên môn.
  • Hình thức hành nghề.
  • Phạm vi chuyên môn hoạt động.

Điều đáng chú ý là trong Điều 121 Luật Khám chữa bệnh 2023 có quy định chứng chỉ hành nghề Y cấp trước ngày 01/01/2024 sẽ chuyển đổi sang giấy phép hành nghề Y theo lộ trình của Chính phủ; thực hiện gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần từ ngày chuyển đổi. Theo đó, chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền từ sau năm 2024 sẽ chuyển thành giấy phép hành nghề Y học cổ truyền.

Như vậy, chứng chỉ hành nghề là công cụ quản lý và giám sát người hành nghề Trung cấp Y học Cổ truyền. Đó là lý do người học cần trau dồi liên tục chuyên môn, cập nhật thường xuyên những tiến bộ của nền Y học để đáp ứng điều kiện cần thiết được cấp chứng chỉ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cụ thể giúp các bạn sinh viên hoặc người đang hành nghề y dược có góc nhìn đầy đủ về chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền

Những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền gồm có:

Bằng cấp,  giấy chứng nhận y tế liên quan 

  • Văn bằng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và được công nhận ở Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận lương y.
  • Giấy chứng nhận dành cho người có kiến thức bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Xác nhận thời gian thực hành

Người xin cấp chứng chỉ cần có xác nhận về quá trình thực hành (trừ trường hợp là lương y hoặc người có kiến thức bài thuốc gia truyền hay phương pháp chữa bệnh gia truyền). Cụ thể thời gian như sau:

  • Bác sĩ thực hành trong khoảng 18 tháng tại bệnh viện có giường bệnh.
  • Y sĩ thực hành trong khoảng 12 tháng tại bệnh viện.

Người đứng đầu cơ sở khám – chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành của người thực hành. Thông tin xác nhận gồm:

  • Xác nhận thời gian người thực hành đã làm việc tại cơ sở y tế.
  • Đánh giá khả năng chuyên môn, kỹ năng thực hành của người thực hành.
  • Xác nhận đạo đức nghề nghiệp của người thực hành, gồm việc tuân thủ quy định về đạo đức trong hành nghề y tế.

Những xác nhận này có vai trò khẳng định người thực hành đã tích lũy đủ kinh nghiệm và có đủ năng lực hành nghề trong lĩnh vực Y học Cổ truyền.

Đủ sức khỏe, lý lịch cá nhân trong sạch

Người xin cấp phải có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện thực hiện công việc khám – chữa bệnh, đủ năng lực hành vi dân sự và đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Không bị cấm hành hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến y tế.
  • Không đang trong quá trình thực hiện án phạt hay quyết định của tòa án hoặc các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh.
  • Trong thời gian bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên liên quan đến khám – chữa bệnh.

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên bạn có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề Y học Cổ truyền. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ quy trình và thủ tục xin cấp loại chứng chỉ này không bị kéo dài thời gian cấp do sai sót không đáng có.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh. Thành phần hồ sơ như đã nêu ở trên, bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền (tự viết), kèm 2 ảnh 4×6

– Bản sao hợp pháp các chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND nơi cư trú hoặc thủ trương cơ quan.

– Giấy khám sức khoẻ.

– Giấy xác nhận đã qua thực hành ở cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp.

– Bản photo CMND/CCCD.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc có sai sót, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho bạn để hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Xem xét đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Để xây dựng các tiêu chuẩn công nhận, hình thức cập nhật, quy định, xác nhận các thông tin quan trọng,… Hội đồng tư vấn sẽ được thành lập. Với trường hợp là người nước ngoài hay chứng chỉ từ nước ngoài, thời hạn xem xét kéo dài đến không quá 180 ngày.

Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Trong vòng 60 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp không được cấp, cơ quan tiếp nhận sẽ phản hồi bằng văn bản và giải thích lý do.

Đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ: Trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ, phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Nếu bạn chưa biết học y sĩ y học cổ truyền ở đâu, hiện đang có nguyện vọng học lên Y sĩ y học cổ truyền bậc hãy liên hệ Trường Trung cấp Y – Dược Lê Hữu Trác – đơn vị uy tín trong ngành.

Địa chỉ: Trường Trung Cấp Y – Dược Lê Hữu Trác – Số 282A Kim Giang – Hoàng Mai – Hà Nội

Hotline tuyển sinh: 0986 673 195