Khóa ngắn hạn châm cứu

01/Th6/23 Chứng chỉ 2453

Khóa học ngắn hạn châm cứu, được thiết kế dựa trên chương trình chuẩn của ngànhy  sĩ y học cổ truyền. Khóa học đã được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với đối tượng và thời gian đào tạo, cũng như nhu cầu của học viên.

Ngành y học cổ truyền tại trung cấp y dược Lê Hữu Trác

Ngành y học cổ truyền tại trung cấp y dược Lê Hữu Trác

Nội dung chính

1 Đối tượng tham gia khóa ngắn châm cứu là ai?

2 Bạn được gì từ khóa học châm cứu ngắn hạn này?

3 Thời gian học khóa học ngắn hạn Châm cứu như thế nào?

4  Đăng kí học ngắn hạn châm cứu ở đâu?

 

1.  Đối tượng tham gia khóa ngắn châm cứu là ai?

Nếu thuộc 1 trong số những đối tượng sau đây bạn cần bổ sung bằng y sỹ y học cổ truyền để có thể hoàn thiện giấy tờ, thủ tục pháp lý:

– Là các thầy lang có bài thuốc cổ truyền, hay học theo hình thức kế thừa… phải có bằng y học cổ truyền để tiếp tục hành nghề;

– Muốn làm hoặc mở các dịch vụ massage xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… cần có bằng y sỹ y học cổ truyền;

– Đang buôn bán dược liệu, bào chế dược liệu mà chưa có bằng y sỹ y học cổ truyền;

– Làm tại khoa YHCT trong viện nhưng chưa có bằng y sỹ y học cổ truyền;

– Muốn xin việc vào khoa YHCT bạn cần học luôn chuyên ngành y sỹ y học cổ truyền;

– Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông;

– Sinh viên tốt nghiệp từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở nên.

 

2. Bạn được gì từ khóa học châm cứu ngắn hạn này?

Một quá trình rất quan trọng trong việc học  châm cứu đó là luyện cách châm. Khi mới tập cầm kim châm, đầu tiên chúng ta cần luyện tập sức ngón tay và luyện động tác vê kim, sau đó mới châm trên người bệnh.

Học cách luyện sức ngón tay

Luyện sức ngón tay là dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm kim. Sau đó ta tập châm lên gói giấy. Lúc đầu ta tập từ kim 1 thốn, hai thốn hoặc tiến dần lên. Đến khi ta cảm thấy không cần dùng sức mà vẫn vê kim được. Lúc đó coi như bạn đã biết về châm và vê kim.

Học cách luyện vê kim

Luyện vê kim là dùng kim châm vào một quả bóng hình cầu. Sau đó vê kim lên xuống. Cứ tập như vậy cho đến khi cảm thấy vê kim tự nhiên là được. 

Chúng ta nên kiểm tra kim châm trước khi tiến hành châm cứu. Kiểm tra xem kim châm có bị gỉ hay cong không? Nếu mũi kim bị như vậy thì chúng ta loại bỏ ra. Chọn những loại kim tốt để châm. Vì như vậy sẽ giảm bớt khó khăn khi rút kim và đề phòng sự cố gãy kim.  Sau đó bạn đem kim thả vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút là được. Tiếp theo, bạn cần xem những huyệt nào cần được châm và châm ở tư thế, vị trí nào. Đối tượng châm là ai?…

Về góc độ châm kim

Do sự khác nhau về vị trí các huyệt và yêu cầu của bệnh nhân nên sẽ có các góc độ châm kim khác nhau. Góc độ châm kim được chia làm 3 loại: châm đứng kim, châm dưới da và châm kim nghiêng. Trong đó châm kim đứng được sử dụng phổ biến nhất.

-Châm nghiêng: là thân kim để nghiêng nửa góc vuông rồi tiến hành đâm vào. Cách châm này phù hợp với những tầng cơ nông và mỏng. Hoặc ở một số vị trí như đầu, xung quanh ổ mắt hay ngực.

Châm ngang là châm dưới da. Thân kim sẽ được đặt ngang với da để châm. Cách châm này thường sử dụng châm các huyệt vị trên mặt. 

 

3. Thời gian học khóa học ngắn hạn Châm cứu như thế nào?

Học online kết hợp học thứ 7 chủ nhật ngoài giờ hành chính, phù hợp với đối tượng đi làm
  • Lý thuyết: Học ONLINE có tương tác với giảng viên qua ứng dụng Google Meet vào khung giờ cố định 
    • Thứ Hai đến Thứ Sáu: 18h00 – 20h30
    • Thứ 7 và Chủ nhật: 8h00 – 11h30 và 13h00 – 16h30
  • Thực hành và thực tập tập trung vào 7 tuần cuối khóa tại trụ sở Trường trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác (2 ngày cuối tuần)
  • Thi học phần: Online và Offline
  • Thi Tốt nghiệp: Tập trung tại trụ sở (2 ngày cuối tuần)

4. Đăng kí học ngắn hạn châm cứu ở đâu?

Bạn vui lòng đăng ký online qua mẫu này hoặc nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh tại địa chỉ: Phòng tuyển sinh và truyền thông trường Trung Cấp Y Dược Lê Hữu Trác – 282A đường Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline/Zalo: 0935 388 555

Lưu ý: Thí sinh gửi hồ sơ chuyển phát nhanh ghi rõ tên trường, địa chỉ, người nhận, SĐT của nhà Trường để tránh thất lạc hồ sơ.