Tất tần tật về ngành Y Học Cổ Truyền bạn không thể bỏ qua trước khi chọn học
Ngành Y Học Cổ Truyền thuộc vào ngành Đông Y Việt Nam và cũng là ngành học đang được rất nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký theo học. Vậy trước tiên để có định hướng chọn ngành phù hợp cần tìm hiểu rõ ràng về ngành học đó. Cùng trường Trung Cấp Y Dược Lê Hữu Trác tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết nhất ngay dưới bài viết này!
1. Ngành Y học cổ truyền là gì?
Nền Y Học Cổ truyền thuộc ngành Đông Y xuất phát từ y học dân gian phong phú, nguồn gốc chính bắt đầu từ Trung Quốc. Tuy nhiên sau này, Y Học Cổ Truyền Việt Nam hay còn gọi là thuốc nam là do Việt Nam ta phát triển nên.
Ngành Y Học Cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi nền y học cổ truyền Trung Quốc hay còn được gọi là thuốc Bắc. Hiểu một cách đơn giản nhất, nền Y Học Cổ truyền là nền Y Học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, điều trị bằng việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chắc chắn, khi nhắc đến ngành YHCT Việt Nam nhất định phải nhắc đến các vị thuốc Đông Y (các loại dược liệu, thảo mộc từ thiên nhiên) cơ bản rất gần gũi trong đời sống hằng ngày. Đây là điểm khác biệt lớn nhất với phương pháp điều trị Tây Y sử dụng các giải pháp về phẫu thuật, sinh lí,….
Ngoài ra, khi nhắc đến ngành Y Học Cổ Truyền chắc chắn bạn không thể không biết đến lương y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh và được xem là ông tổ của ngành Y Việt Nam.
2. Cách chẩn đoán trong Y Học Cổ Truyền
Như bạn đã biết thì y học phương Tây có các phương pháp kiểm tra sức khỏe của người bệnh như: chụp X-quang, nội soi, xét nghiệm, siêu âm,…Tuy nhiên đối với ngành Y Học Cổ Truyền lại chẩn đoán bệnh bằng cách sử dụng phương pháp ngoại quan tứ chẩn: Vọng – Văn – Vấn – Thiết.
Mỗi thầy thuốc lại có sở trường và kinh nghiệm vượt trội của 1 trong 4 phương pháp trên hơn, tuy nhiên để có thể phỏng đoán bệnh một cách chính xác nhất cần kết hợp sử dụng cả ngoại quan tứ chẩn.
2.1. Vọng chẩn (nhìn)
Đây là phương pháp quan sát các biểu hiện triệu chứng bệnh bộc lộ ra ngoài cơ thể thông qua: xem thần (hoạt động tinh thần, ý thức), xem sắc (quan sát sắc mặt tươi nhuận hay đen xám, u tối,…), xem hình thái (hình dáng, tư thế, cử động để biết tình trạng sức khỏe tổng quát thuộc âm hay dương chứng), xem mũi (đánh giá trạng thái hư yếu hay bất bình thường của phế), xem môi (xem màu sắc, tình trạng), xem da (phán đoán tình trạng bệnh ở vùng tương ứng), xem tai (quan sát dựa vào sự thay đổi để suy đoán bệnh lý ở cơ quan phủ tạng có liên hệ), xem mắt (phản ánh tình trạng của cơ quan tạng phù tương ứng), xem mắt (màu sắc, trạng thái), xem lưỡi (các lớp niêm mạc nhất là phía trên lưỡi, các dây thần kinh,…).
Việc xem xét các biểu hiện bên ngoài sẽ giúp các bác sĩ ngành Y Học Cổ Truyền biết được các tình trạng bệnh tật.
2.2. Văn chẩn (nghe – ngửi)
Bác sĩ ngành Y Học Cổ Truyền sẽ để ý đến các tính chất về âm thanh như: tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi bốc ra từ người bệnh.
Bao gồm các quan sát như sau: tiếng nói (âm thanh to nhỏ, ngọng, vang mạnh, trầm đặc,… xem xét các dấu hiệu để suy ra bệnh tương ứng), tiếng thở (thở nhanh mạnh, thở nông yếu,…), tiếng ho (ho đờm, không đờm, ho khan, ho kèm các triệu chứng khác,…)
2.3. Vấn chẩn (hỏi)
Việc chẩn đoán sẽ được nhận định từ các thông tin được cung cấp từ người bệnh về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý,….Việt hỏi rất quan trọng trong quá trình vọng chẩn để biết được về tiền sử bệnh, diễn biến tình trạng từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Từ đó mới đưa ra được kết quả bệnh chính xác nhất được.
Một số vấn đề thường được dùng để vấn chẩn trong ngành Y Học Cổ Truyền:
- Quê quán hoặc chỗ ở lâu nhất của người bệnh (chi tiết địa lý và phong thổ gây nên bệnh)
- Thói quen sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp
- Sức khỏe tinh thần, đời sống
- Tiền sử bệnh
- Diễn tiến của bệnh từ lúc khởi phát đến lúc khám
2.4. Thiết chẩn
Thiết có nghĩa là cắt mổ xẻ để phân tích, đây chính là khâu cuối cùng trong tứ chẩn. Việc này nhằm mục đích tập hợp tất cả các triệu chứng lại một cách chắc chắn để đưa ra kết luận cuối cùng. Thiết chẩn bao gồm 2 phần:
- Án chẩn: Bác sĩ ngành Y học cổ truyền có thể sờ nắn các vị trí trên cơ thể (da, tay chân, bụng,…) để đánh giá tình trạng bệnh.
- Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.
3. Phương pháp điều trị của ngành Y Học Cổ Truyền
Tiếp theo cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị của ngành Y Học Cổ Truyền bao gồm: châm cứu, dùng thuốc uống, thuốc xoa bóp và thuốc bôi.
- Phương pháp châm cứu: Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ Y Học Cổ truyền nắm chắc được hệ thống huyệt và kinh mạch trên cơ thể con người. Với từng bộ phận gặp vấn đề bác sĩ sẽ châm cứu vào mạch, huyệt tương ứng để chữa bệnh. Bởi hệ thống huyệt, mạch và phủ tạng trên cơ thể con người có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.
- Phương pháp dùng thuốc uống: Trong Y Học Cổ truyền sử dụng 2 loại thuốc là: thuốc Nam và thuốc Bắc. Vị thuốc Nam có nguồn gốc từ Việt Nam còn đối với thuốc Bắc có xuất phát điểm từ Trung Quốc. Mỗi loại thuốc đều có ưu điểm nổi trội riêng, tùy vào cơ địa của mỗi người hợp có thể hợp với thuốc Nam hay thuốc Bắc.
- Phương pháp xoa bóp: phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải nắm chắc các huyệt để có thể xoa bóp đúng vào huyệt đạo, đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp này tính chính xác không cao như phương pháp châm cứu, chỉ sử dụng với các vấn đề ngoài cơ thể của bệnh nhân.
4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền
Đây chính xác là câu trả lời về vấn việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Y Học Cổ Truyền mà rất nhiều sinh đang thắc mắc. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tỷ lệ 50% người dân trên thế giới được chăm sóc sức khỏe thì có đến 80% trong số đó có đến 80% người được chăm sóc bằng phương pháp trị bệnh Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt hơn, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có hệ thống Y Học Cổ Truyền lâu đời và có tác động lớn trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây sau khi đại dịch covid bùng nổ nguồn nhân lực trong ngành y đặc biệt là trong ngành Y Dược Cổ Truyền đòi hỏi càng lớn. Hoạt động khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền được rất nhiều người lựa chọn tuy nhiên số lượng bác sĩ Y Học Cổ truyền trong các bệnh viện, cơ sở y tế còn hạn chế.
Bởi vậy, về vấn đề cơ hội việc làm sau tốt nghiệp không phải là điều đáng lo ngại. Chỉ cần bạn theo đuổi đam mê, nỗ lực học hỏi và tìm tòi chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
5. Học trung cấp Y Học Cổ Truyền ở đâu? Những thông tin cần biết khi đăng ký xét tuyển
Đọc đến đây chắc chắn có rất nhiều bạn tò mò muốn tìm hiểu địa chỉ học tập ngành Y Học Cổ Truyền uy tín, chất lượng để gửi gắm niềm tin, ước mơ hoài bão của mình. Để trở thành một bác sĩ Y Học Cổ Truyền, một thầy thuốc quả không dễ.
Đặc biệt, việc thi đỗ vào các trường y khoa hàng đầu đào tạo y học cổ truyền rất khó. Đối với một học sinh đạt học lực giỏi cấp 3 khá là mong manh, học sinh đạt học lực khá lại càng khó khăn hơn.
Với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm lâu năm, vừa là giảng viên giỏi vừa là vị bác sĩ cứu người, cách giảng nhẹ nhàng, thực hành dễ hiểu dễ nhớ giúp các bạn sinh viên tiếp thu kiến thức rất nhanh. Có những người thầy như thế tại trường trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác, tuy không phải là những ngôi trường hàng đầu đào tạo y khoa tuy nhiên nhà trường đã mở ra cơ hội học tập cho các bạn học sinh muốn theo đuổi đam mê của mình.
Một số thông tin cơ bản cần biết khi đăng ký xét tuyển ngành Y Học Cổ Truyền của trường Trung Cấp Y Dược Lê Hữu Trác:
- Đối tượng tuyển sinh: Người học trên toàn quốc đã tốt nghiệp trình độ từ bậc Phổ thông trở nên ( bao gồm PT, TC,CĐ,ĐH)
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển miễn thi
- Thời gian đào tạo: Từ 2 đến 3 năm tùy thuộc vào đối tượng người học
- Thời gian học: học vào các ngày trong tuần
Với phương châm “thực học – thực hành – thực nghiệp” chắc chắn rằng sau khi học xong tại trường cùng với những giờ thực hành bổ ích sẽ là hành trang vững chắc cho các bạn vững bước trên con đường cứu người, giúp đời.
ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN ONLINE NGAY TẠI ĐÂY!